Rượu ủ chum vẫn luôn là cách thức làm rượu truyền thống được nhiều người ưa chuộng. Bởi phương pháp này mang tới hương vị rượu thơm ngon, đậm đà. Nhưng để có được một chum rượu ngon, điều quan trọng là bạn phải biết cách ủ rượu đúng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về chủ đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao nên dùng chum sành để ủ rượu?
Hiện nay có rất nhiều cách ủ rượu như: ủ rượu bằng bình thủy tình hoặc ủ rượu bằng thùng gỗ sồi. Tuy nhiên, người Việt thường ưa chuộng ngâm rượu bằng chum sành bởi những lợi ích của loại chum này mang đến.
1 – Bảo quản rượu tốt hơn
Chum sành được làm từ đất sét tự nhiên cao cấp và được nung ở nhiệt độ cao trong thời gian tiêu chuẩn nên sản phẩm có khả năng chịu nhiệt vượt trội. Điều này giúp ngăn chặn ánh sáng mặt trời xâm nhập vào trong làm ảnh hưởng đến hương vị rượu.
Ngoài ra, chum sành cũng giúp duy trì độ ẩm và cân bằng không khí trong thùng ủ, tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình phát triển của rượu. Bởi vậy mà hương vị rượu ủ chum sành thường đậm đà, ngon hơn so với việc đựng trong bình thủy tinh hoặc can nhựa.


2 – An toàn sức khỏe người dùng
Rượu được ủ trong chum sành sẽ được khử đi các độc tố như aldehit – loại tạp chất gây ra tình trạng đau đầu, khát nước, chóng mặt, buồn nôn… Bởi chum sành không tráng men n có độ xốp nhất định, giúp đào thải hiệu quả chất tạo điều kiện thẩm thấu Andelhit hay Methanol ra ngoài. Đây là tính năng chỉ có chum sành Bát Tràng mới làm được.
3 – Tái sử dụng nhiều lần, thân thiện với môi trường
Chum sành được làm từ chất liệu sành tự nhiên, cứng chắc và an toàn sức khỏe người dùng. Do đó, chum sành không tráng men có thể tái sử dụng nhiều lần mà vẫn đảm bảo chất lượng như lúc mới mua. Người dùng chỉ cần vệ sinh, phơi khô cẩn thận và bảo quản nơi khô ráo.


4 – Tính thẩm mỹ cao
Chum sành không tráng men có bề mặt khá nhẵn mịn, khi chạm tay sẽ tạo cảm giác mát nhẹ. Sắc đỏ nâu, đỏ trầm kết hợp với nhiều họa tiết vẽ tay bắt mắt tạo nên một tổng thể mộc mạc, tự nhiên. Chính vì thế, việc sử dụng chum sành ủ rượu không chỉ giúp rượu ngon mà nó còn làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian trưng bày.
5 – Đa dạng kích thước
Trên thị trường hiện nay có sẵn nhiều dòng chum ủ rượu với kích thước đa dạng từ 10 – 15 – 20 lít đến những dòng có dung tích lớn hơn lên đến 50 – 100 lít. Điều này đáp ứng nhu cầu ủ rượu chum của mọi người. Việc có nhiều kích thước khác nhau giúp tùy chỉnh dung tích thùng ủ rượu phù hợp với số lượng và loại rượu cần ủ.
2. Hướng dẫn chi tiết cách ủ rượu trong chum
2.1. Xử lý, làm sạch chum mới
Trước khi cho rượu vào chum để ủ, bạn cần xử lý chum mới trước khi ngâm rượu bằng những bước sau:
Bước 1: Ngâm nước
Trước tiên, bạn rửa chum bằng nước sạch để làm sạch bề mặt chum. Sau đó, đổ nước gần đầy miệng chum và ngâm chum từ 15 đến 30 ngày. Để quan sát liệu chum có bị nứt, rò rỉ hay không, bạn có thể lót miếng bìa carton xuống dưới đáy chum. Nếu miếng bìa không có hiện tượng thấm nước thì đồng nghĩa với việc chum sành không bị nứt vỡ, rò rỉ.
Bước 2: Rửa sạch
Sau quá trình ngâm, đổ nước sạch vào chum và sử dụng tay, khăn mềm hoặc chổi tre để rửa kỹ bên trong chum. Lưu ý không sử dụng miếng chùi xoong hay bàn chải nhựa để tránh làm mất đi lớp khoáng chất trong chum.


Bước 3: Phơi khô
Sau khi rửa sạch, úp chum xuống và kê miệng chum nghiêng một bên, cách mặt sàn khoảng 3 – 5cm. Chum cần được để khô hoàn toàn dưới ánh nắng mặt trời.
2.2. Đổ rượu vào chum sành
Bước 1: Đặt chum sành trên một bề mặt phẳng để đảm bảo sự ổn định và an toàn. Vậy nên để chum rượu ở đâu là hợp lý nhất? Bạn cần đặt chum ủ rượu tại những nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, theo phong thủy thì nên đặt chum ở khu vực sức khỏe theo bản đồ bát quá, tiếp đó là các vị trị dương như: Đông, Tây Bắc và Nam.
Bước 2: Sử dụng phễu để đổ từng lượng rượu vào chum một cách chậm rãi. Hãy đổ rượu từng chút một để cho rượu thẩm thấu vào chum. Chú ý, bạn cần để chống một khoảng 2 – 3cm ở cổ chum để rượu có không gian phát triển.
Bước 3: Khi đổ rượu, hãy nhẹ nhàng rung chum để loại bỏ bọt khí và đồng thời giúp rượu tiếp xúc đều với bề mặt của chum. Rung chum nhẹ nhàng bằng tay hoặc dùng một cây gậy sạch để đảm bảo rượu được trải đều trong chum.
2.3. Đậy kín chum sành
Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Miếng nilon trong suốt, mềm, độ rộng phù hợp với chum.
- Dây cao su.
- Vải lụa đỏ
Bước 1: Đặt miếng nilon lên miệng chum và vuốt toàn bộ phần nilon xuống dưới cổ chum. Đảm bảo miếng nilon được căng và che phủ kín miệng chum.
Bước 2: Sử dụng dây cao su, kéo căng và buộc chặt phần nilon vào cổ chum. Đảm bảo miếng nilon không bị tuột ra và kín chặt. “Ngâm rượu có nên đậy kín không?” chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người. Việc đậy kín chum giúp bảo quản rượu tốt hơn, ngăn oxi hóa và duy trì hương vị, mùi thơm và chất lượng của rượu trong quá trình ủ. Hãy đảm bảo miếng nilon được buộc chặt, kín để ngăn hơi rượu thoát ra.
Bước 3: Sau khi buộc chặt nilon, bạn có thể sử dụng một miếng vải lụa đỏ phủ lên trên cùng của chum. Sử dụng dây nilon đỏ hoặc sợi vải đỏ quấn quanh cổ chum để giữ vải lụa đỏ ở vị trí.


Xem thêm: Hướng dẫn cách đậy nắp chum sành đúng cách từ A – Z
3. Cách xử lí chum thành khi bị rò rỉ, hoặc nứt nhẹ.
Trong quá trình ngâm rượu, trong trường hợp chum rượu bị rò rỉ do nứt hoặc thủng nhẹ. Chúng ta có thể khắc phục bằng cách xử dụng một số phương pháp hàn gắn đơn giản tại nhà như:
- Sử dụng mật ong
- Sử dụng sữa bò, giấm, lòng trứng gà
- Dùng keo chuyên dụng
4. Giải đáp thắc mắc khi làm rượu ủ chum
Câu 1: Nên ngâm rượu trong chum sành trong bao lâu?
Sau 15-30 ngày ngâm, rượu đã có sự khác biệt và trở nên thơm, êm dịu hơn. Nhưng để rượu phát triển đầy đủ và mang lại trải nghiệm uống tốt nhất, cần cho rượu ủ trong chum sành ít nhất 5 tháng.
Câu 2: Thành chum bị mốc sau 1 thời gian ngâm rượu có ảnh hưởng gì không?
Thành chum bị mốc sau một thời gian ngâm rượu không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của rượu. Trên thực tế, hiện tượng mốc trên phần thành chum bên ngoài cho thấy chum sành không tráng men của bạn là loại chum tốt. Điều này cho biết rằng các chất độc trong rượu như andehit đã được chum hấp thụ và loại bỏ ra ngoài.


Câu 3: Trong quá trình ngâm rượu có thể mở nắp để kiểm tra không?
Trong quá trình ngâm rượu, bạn không nên mở nắp chum để kiểm tra. Việc mở nắp có thể gây phá vỡ quá trình ủ rượu và gây mất đi hơi cần thiết cho quá trình lên men. Mỗi lần mở nắp chum, không chỉ cho phép không khí bên ngoài xâm nhập vào chum mà còn gây mất cân bằng nhiệt độ và ánh sáng, ảnh hưởng đến sự phát triển của men và chất lượng cuối cùng của rượu.
Câu 4: Thấy rượu vơi đi một ít mặc dù đã đậy nắp rất kín? Điều này có ảnh hưởng gì không?
Điều này hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng đáng kể. Nguyên nhân rượu vơi đi là do các chất độc, như andehit trong rượu đã được chum sành hấp thụ và loại bỏ.
5.. TOP 7 mẫu chum sành Bát Tràng đáng mua đáng dùng
Để lựa chọn chum sành chất lượng và phù hợp, bạn cần xem xét các yếu tố như dung tích rượu và nhu cầu sử dụng. Nếu bạn muốn ủ rượu trong thời gian ngắn và chỉ cần một lượng rượu nhỏ, chum sành dung tích nhỏ như 10l, 15l là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn muốn ủ rượu lâu dài hoặc cần lượng rượu lớn hơn, chum sành dung tích 20l, 30l, 50l và 100l sẽ phù hợp hơn.
Tinhhoabattrang.vn chuyên sản xuất và phân phối các mẫu chum rượu Bát Tràng cao cấp với nhiều mẫu mã: chum sành không tráng men, chum sành tráng men, chum gốm sứ. Sản phẩm có có 5 dung tích, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng: 10L, 15L, 20L, 30L, 50L và 100L. Dưới đây là 9 mẫu chum sành bán chạy nhất tại xưởng. Tham khảo ngay!














Lời kết
Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về rượu ủ chum và cách ủ rượu đúng chuẩn. Việc hiểu và áp dụng đúng từng bước sẽ giúp bạn có được một chum rượu ngon, một thức uống thể hiện tâm tình khi mang ra mời khách. Và đừng quên ghé qua tinhhoabattrang.vn để sắm cho mình những chum rượu chất lượng cao với mức giá cực kỳ hợp lý nhé!