Gia đình bạn muốn du lịch Bát Tràng vào cuối tuần này mà chưa biết nên đi đâu, chơi gì và ăn gì? Bát Tràng không chỉ là mộ địa điểm vui chơi lí tưởng mà còn giúp các bạn hiểu thêm về truyền thống văn hóa Việt Nam cũng như gắn kết thêm tình cảm gia đình bằng các hoạt động ý nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm đi Bát Tràng 1 ngày. Hãy tham khảo ngay để có một chuyến đi ý nghĩa cùng gia đình nhé!
1. 2 cách thức di chuyển đến Bát Tràng
1 – Di chuyển bằng đường sông
Nếu đi vào dịp cuối tuần và bạn muốn có trải nghiệm mới lạ hơn thì hãy cân nhắc di chuyển đến làng Bát Tràng bằng tàu thuyền. Tour đường thủy với giá 350.000 – 400.000 VNĐ/ người đi qua đền Dầm, đền thờ Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
Khi đến cổng làng Bát Tràng, bạn có thể thuê xe điện để di chuyển tham quan quanh làng. Giá xe điện cho người lớn và trẻ em cao từ 1m là 20.000 VNĐ/ người.
2 – Di chuyển bằng ô tô, xe máy
Để tiết kiệm thời gian di chuyển và giúp gia đình có chuyến đi chơi trọn vẹn nhất, bạn nên di chuyển đến Bát Tràng bằng các phương tiện cá nhân. Xuất phát từ trung tâm Hà Nội, bạn chỉ mất 30 phút di chuyển với quãng đường hơn 15km, mất khoảng 20.000 – 50.000 VNĐ tiền xăng xe. Theo kinh nghiệm du lịch Bát Tràng của nhiều người, bạn nên đi bằng xe máy để dễ dàng chi chuyển trên đường làng.


2. Thời gian lý tưởng cho gia đình đi chơi Bát Tràng
Các điểm vui chơi tại Bát Tràng mở cửa tiếp đón du khách quanh năm. Để chuyến đi chơi thú vị hơn, bạn và gia đình nên đi chơi làng gốm Bát Tràng vào các dịp lễ hội của làng. Một số dịp lễ lớn tại đây như: Hội Làng còn gọi Xuân Tế (15 tháng hai âm lịch), lễ Kỳ Yên (15 tháng tư âm lịch), lễ Trùng thập (mồng 10 tháng mười âm lịch)…
Kinh nghiệm đi chơi Bát Tràng vào những dịp lễ hội của các khách du lịch cho biết, các hoạt động tế lễ lồng ghép bài học truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, khơi gợi sự tự hào, lòng yêu quê hương cho các bé. Bên cạnh đó, phần hội với nhiều trò chơi dân gian, giúp thúc đẩy khả năng quan sát và vận động của trẻ, tăng sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.


3. 3 hoạt động cho cả gia đình khi đi chơi Bát Tràng
3.1. Nặn gốm
Không chỉ được “mãn nhãn” với các sản phẩm gốm sứ tinh xảo, nhiều kiểu dáng và màu sắc, du khách còn được tự tay làm đồ gốm như: cốc uống nước, chén, đĩa trái tim… Bạn sẽ được hướng dẫn cách nhào, nặn, tạo hình đất vào thoải mái sáng tạo trang trí sản phẩm của mình. Nếu bạn không khéo tay thì hãy yên tâm, các nghệ nhân sẽ nhiệt tình hỗ trợ bạn cho đến khi tạo hình sản phẩm thành công.
Sau quá trình nặn gốm, sản phẩm sẽ được đi nung và tráng men trong khoảng 1 tiếng. Trong thời gian chờ sản phẩm của mình hoàn thiện, bạn có thể tham quan nhiều địa điểm hấp dẫn khác.


3.2. Tham quan Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng
Tọa lạc tại thôn 5 – Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội, Bảo tàng gốm sứ Bát Tràng hay còn gọi là Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt là điểm check in mới nổi với kiến trúc độc đáo và nhiều hoạt động thú vị.
Bảng tàng gồm 7 tòa xoáy ốc, tượng trưng cho bàn xoay gốm. Kết cấu đồ sộ 4 tầng với không gian trưng bày đặc sắc.
- Tầng 1: Bán vé, không gian tổ chức các sự kiện, chương trình, festival văn hóa…
- Tầng 2 và tầng 3: Trưng bày các sản phẩm gốm theo từng giai đoạn lịch sử
- Tầng 4: Khu ẩm thực và giải trí
- Tầng 5: Không gian trà đạo và Nghệ thuật điêu khắc ánh sáng
Giá vè vào cửa tham quan khu vực tầng G, tầng 1,2 và 4 là 50.000 VNĐ/ người. Tại đây, bạn và gia đình có thể trải nghiệm hoạt động làm gốm trên tầng 5. Giá dịch vụ làm gốm khoảng 70.000 VNĐ/ người.


3.3. Tham quan và mua đồ lưu niệm tại Không gian gốm Bát Tràng
Chỉ cách Bảo Tàng 900m xuống chân đê, Không gian gốm Bát Tràng là một không gian trưng bày những sản phẩm gốm sứ Bát Tràng chính hãng. Các sản phẩm ở đây mang đậm văn hóa gốm sứ truyền thống với cách bày trí ấn tượng. Các sản phẩm cao cấp thuộc phong thủy, Phật giáo, đồ thờ, trà đạo,…. đều được trưng bày tại đây.
Bên ngoài là không gian sân vườn mát mẻ với các sản phẩm chum vại, thác nước,….
Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sản phẩm gốm sứ chính hãng, nhanh chóng, giao hàng tận nơi tại trang web chính thức của công ty tinhhoabattrang.vn và nhận những ƯU ĐÃI HẤP DẪN.


3.4. Mua đồ lưu niệm tại chợ gốm Bát Tràng
Cách 950m từ cổng làng, chợ gốm làng cổ Bát Tràng rộng khoảng 6000m2, là nơi buôn bán đồ gốm lớn nhất miền Bắc. Chợ bày bán nhiều sản phẩm đồ gốm sứ từ: đồ gia dụng, bát đĩa, ấm chén, đồ trang trí đến đồ thờ cúng. Bố mẹ có thể mua lợn đất, tượng thú hoặc chuông gió gốm sứ tặng con. Giờ hoạt động của chợ từ 8h00 – 19h00, miễn phí vé vào.
Kinh nghiệm mua đồ ở Bát Tràng là bạn nên đi sâu vào các gian hàng cuối chợ. Giá sản phẩm tại các cửa hàng này thường rẻ hơn so với hàng được bày ở ngoài. Bên cạnh đó, bạn đừng ngại trả giá với chủ cửa hàng nhé!
Ngoài ra, gia đình bạn có thể tham quan check in một số địa điểm khác: Không gian gốm Bát Tràng, đình làng Bát Tràng, nhà cổ Vạn Vân, nhà cổ Trường An, lò bầu cổ….


4. 3 món ăn ngon phải thử khi đi tham quan Bát Tràng
4.1. Canh măng mực
Khi đến Bát Tràng, bạn không thể không thưởng thức món canh măng mực được làm từ mực Thanh Hóa và măng rừng. Quy trình chế biến phức tạp, nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người đầu bếp. Màu nước canh vàng óng, hòa quyện giữa vị mặn và chua, thanh đạm không ngấy, vừa miệng với tất cả mọi người.


4.2. Su hào xào mực
Nguyên liệu làm món su hào xào mực cũng rất đa dạng gồm: su hào, mực, trứng rán, thịt lợn nạc, thịt gà và nấu. Các nguyên liệu được thái sợi dễ ăn, xào trên lửa lớn, ăn giòn giòn rất vui miệng.


4.3. Xôi chè
Xôi chè bao gồm xôi vò và chè đường. Gạo nếp đảo cùng mỡ lợn hoặc mỡ gà. Đỗ xanh nấu chín, giã nhuyễn, trộn với gạo. Chè đường được nấu bằng bột dong riềng và đường, đun trên lửa nhỏ. Đến lúc chín, đầu bếp cho thêm nước hoa bưởi mới chưng hoặc hạt sen để tạo mùi thơm ngọt. Món này ăn khai vị hoặc tráng miệng ngày hè là hợp nhất.
Bên cạnh những đặc sản trên, bạn nên nếm thử bánh khoai nướng cốt dừa, bánh tẻ Văn Giang, bánh sắn nướng, chè hạt hoa sói, rượu bách nhật, ổi Đông Dư…


Kinh nghiệm đi du lịch Bát Tràng để có trải nghiệm ẩm thực ngon – rẻ là bạn nên đến nhà hàng của các nghệ nhân làng Bát Tràng. Một số gợi ý dành cho bạn:
- Nhà hàng Không gian chay – Ngộ quán: Lô A1, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Nhà hàng Hòa Thu của nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Hòa: Thôn 1, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.
- Nhà hàng kiến trúc Pháp của nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Lâm: Thôn 1, Làng Bát Tràng.
- Nhà cổ Tràng An của nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Diệu Hòa: Nhà số 32, thôn 2, Làng cổ Bát Tràng.
5. Chi tiết lịch trình khám phá làng gốm Bát Tràng trong 1 ngày
Chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 15km, mất 30 – 40 phút di chuyển, bạn và gia đình có thể thư thả bắt đầu chuyến tham quan làng gốm Bát Tràng trong 1 ngày với lịch trình gợi ý dưới đây.
Thời gian | Hoạt động |
8h00 | Xuất phát đi từ Hà Nội đến Bát Tràng |
9h00 | Thăm quan Bảo tàng Gốm Bát Tràng. Tại đây, bạn có thể cùng các con tham gia nặn gốm |
11h00 | Ăn trưa và nghỉ ngơi ở ngoài hoặc ngay tại trong khuôn viên Bảo tàng. |
13h00 | Bạn có thể tham quan một số kiến trúc cổ tại làng Bát Tràng: Đình làng, nhà cổ Vạn Vân, Lò Bầu cổ |
14h00 | Đi thăm quan và mua sắm tại Không gian gốm Bát Tràng |
15h30 | Kết thúc hành trình khám phá Bát Tràng và chuẩn bị về Hà Nội để tránh tắc đường. |
Trên đây là tất cả kinh nghiệm đi Bát Tràng 1 ngày cho gia đình, bạn bè. Hy vọng bài viết bạn sẽ có những trải nghiệm thật tuyệt vời cùng làng nghề gốm sứ truyền thống của dân tộc!