Ý nghĩa bộ đồ thờ và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Ý nghĩa bộ đồ thờ và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống, mang đậm giá trị văn hóa của người Việt, là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc. Với bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ý nghĩa của bộ đồ thờ gia tiên.

1. Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Về nguồn gốc, tục thờ cúng tổ tiên đã có từ thời nguyên thủy, thể hiện qua việc thờ những người đã khuất với ý nghĩa chính là thể hiện lòng biết ơn với đấng sinh thành của mình và cầu mong họ sẽ phù hộ cho cuộc sống của người trần tốt đẹp hơn.

Nguồn gốc của tín ngưỡng này xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp, gia đình phụ quyền. Kể từ khi xã hội Việt Nam chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ, vai trò của người đàn ông càng được khẳng định trong gia đình. Trong gia đình, cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái từ bé mà đến khi lớn, cũng phải lo đủ các việc lớn như: dựng vợ, gả chồng cho con để tiếp nối hình thức phụ quyền. Vì thế mà người Việt luôn tôn kính, thờ phụng cha mẹ, ông bà, từ đời này qua đời khác.

Ý nghĩa bộ đồ thờ và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên là nét đẹp tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người Việt

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng được cho là được xuất phát từ tư tưởng Nho giáo đề cao chữ Hiếu: “Trung chi quân, hiếu chi phụ mẫu, dữ chi bản”.

Về ý nghĩa, thờ cúng tổ tiên để bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc. Theo quan niệm truyền thống, tổ tiên trước hết là những người cùng chung huyết mạch như ông bà, cha mẹ… là những đã sinh thành ra ta. Bên cạnh đó, tổ tiên còn là những bậc anh hùng có công bảo vệ làng xóm, đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Ý nghĩa bộ đồ thờ và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng truyền tải đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Trong mỗi gia đình Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên truyền tải đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn” – là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Thông qua đó, mỗi con người hiểu được giá trị của “đạo hiếu” trong cuộc sống trong mối quan hệ với những người trong gia đình. Giá trị quý báu nhất tiềm ẩn trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt đó là lời răn dạy về lòng hiếu thảo.

Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ là nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc mà nó còn là bài học đạo đức vô giá trong tiềm thức của mỗi người. Nó răn dạy con người về đức hiếu thảo, hiếu sinh và hướng về cội nguồn.

2. Ý nghĩa chi tiết của các vật dụng thờ

Gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bộ đồ thờ và các vật dụng thờ là một phần không thể thiếu trong các gia đình Việt, được xem là nơi kết nối giữa con cháu và ông và tổ tiên, những người đã khuất.

Dưới đây là ý nghĩa của các vật dụng cơ bản trong bộ đồ thờ. Cụ thể:

bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc

Mỗi vật dụng trong bộ đồ thờ đều mang ý nghĩa riêng

2.1 Bộ đỉnh thờ

Đỉnh thờ được sử dụng để đốt trầm, đem đến mùi thơm thanh khiết cho căn phòng. Mang ý nghĩa thể hiện lòng thành, tấm lòng thảo thơm của con cháu; sự thanh khiết cao quý. Bên cạnh đó, khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí rất tốt, hoá giải được hung khí tăng cát khí, tăng tiến về trí tuệ tài lộc.

2.2 Bát hương

Bát hương là nơi để gia tiên, thần linh ngự về, đồng thời thể hiện sự kính hiếu của người dương đối với cõi âm. Bát hương được xem là nơi gắn kết người dương với người đã khuất thông qua việc thắp nhang.

Khi thắp hương lên, con người ta lúc ấy trở nên trong sáng nhất, thành thực nhất. Chính vì thế, bát hương như một sợi dây vô hình kết nối cõi âm và cõi dương khi gia chủ thành tâm thắp hương cầu nguyện thần linh, tổ tiên.

bày tỏ sự biết ơn luôn hướng về cội nguồn của mỗi người, với cội nguồn dân tộc

Bát hương được xem là cầu nối giữa người dương với cõi âm

2.3 Đôi chân nến

Đôi chân nến bằng đồng thường đặt 2 bên của lư đồng, được sử dụng để thắp nến, soi sáng bàn thờ và mang cảm giác linh thiêng, lung linh huyền ảo, thắp sáng nhằm xua đuổi tà khí. Ánh nến đem đến những điều tốt đẹp trong phong thủy, vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn.

2.4 Chóe thờ

Trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, có thể nhận thấy sự phong phú của lễ tiết, với những lễ vật cúng tế, lễ nghi được trao truyền qua nhiều thế hệ. Trong đó, muối, gạo và nước được xem là 3 thứ không thể thiếu và rất cần thiết trong cuộc sống của con người. Chóe thờ được sử dụng để đựng muối, gạo và nước.

2.5 Mâm bồng

Mâm bồng thường được sử dụng để đựng hoa quả, trầu cau, tiền mã dâng lên tiên tổ để bày tỏ lòng thành kính và sự báo hiếu đối với tiên tổ. Tùy theo nhu cầu của gia chủ cũng như kích thước bộ bàn thờ mà có thể có 1, 2 hay 3 mâm bồng. Thông thường mâm bồng ở giữa dùng để đựng trầu cau, tiền mã. Mâm trái (tức hướng Đông) dùng để đựng hoa và mâm bồng bên phải (tức hướng Tây) dùng để đựng quả.

2.6 Đèn thờ

Đèn thờ cũng là và mang nhiều ý nghĩa nhất. Đèn dầu luôn được đặt ở vị trí ưu tiên trên bàn thờ ở các gia đình hoặc đình chùa để “giữ lửa” và để lấy lửa thắp hương trong các kì cúng lễ hay giỗ chạp.

Về mặt đời sống tâm linh người Việt, lửa còn có ý nghĩa như là cầu nối giữa thế giới người sống và thế giới người chết. Điều này được thể hiện rất rõ nét trong nghi thức dâng hương (thắp hương, đốt hương) của người Việt. Người Việt tin rằng nén hương khi đốt lên (có lửa) như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.

2.7 Đũa thờ

Là vật dụng hết sức thân quen trên mâm cơm của người Việt, đũa thờ là vật dụng không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Vượt qua ý nghĩa là đồ vật thông thường, gắn liền với đôi đũa còn là những nét văn hoá truyền thống. Đôi đũa thờ là biểu tượng cho sự yêu thương, gắn kết gia đình.

2.8 Bát thờ

Bát thờ được sử dụng để đựng cơm trên ban thờ gia tiên, với ý nghĩa tượng trưng cho sự no ấm, tròn đầy.

2.9 Lọ lục bình cắm hoa

Lộc bình không những là một thú chơi tao nhã từ xa xưa, được lưu truyền tới tận ngày nay. Lộc bình tượng trưng cho sự mới mẻ, mang lại sự may mắn, phát tài phát lộc cho gia chủ, đồng thời lộc bình cũng tượng trưng cho sự bảo quản tài sản cho gia chủ, nó còn thu hút khí giữ – mang lại khí lành, điều bình an cho người sở hữu chúng.

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về bộ đồ thờ và tín ngưỡng thờ cúng của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/*code thanh liên hệ mobi */