TRỌN BỘ DỤNG CỤ TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN ĐẦY ĐỦ NHẤT

Nhật Bản là một trong những nước có nền văn hóa trà đạo lâu đời. Với nét đặc trưng riêng biệt, các dụng cụ trà đạo Nhật Bản có sự khác biệt so với trà cụ ở các nước khác tại Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng. 

1. Sự khác biệt giữa bộ trà cụ cơ bản của Việt Nam và Nhật Bản

Nhật Bản và Việt Nam là 2 trong 3 quốc gia có nghệ thuật trà đạo nổi tiếng. Mỗi quốc gia đều có những đặc trưng riêng biệt trong hình thức lẫn cách thức trà đạo. Bên cạnh một vài điểm chung, bộ trà cụ của Việt Nam và Nhật Bản cũng có nhiều điểm khác biệt.

1.1. Trà cụ cơ bản của Việt Nam 

Trà cụ Việt nam

Khác biệt so với các quốc gia có nền văn hóa trà đạo lâu đời như Trung Quốc và Nhật Bản, bộ trà cụ cơ bản của Việt Nam khá đơn giản với các vật dụng như: Ấm trà, chén trà, khay đựng, Kỷ trà và hỏa lò.

Trong đó, ấm trà và chén trà là hai dụng cụ cần thiết và quan trọng nhất. Các chất liệu làm ra ấm trà và chén trà có thể là gốm, sứ, đất nung, … Từ những thế kỷ 17, các tầng lớp vua chúa quý tộc thường mua sắm các bộ ấm chén theo bốn mùa xuân – hạ – thu – đông. Ngày nay, có muôn vàn đa dạng kiểu ấm trà, nhưng nhiều người vẫn ưa thích các bộ ấm chén làm từ sứ và đất nung.

Khay đựng thường được làm bằng chất liệu như: tre, gỗ, đất nung, đồi mồi, ngà voi,  … Tuy nhiên ở Việt Nam khá ưa chuộng khay trà làm từ gỗ. Với các kiểu thiết kế điêu khắc tỉ mỉ, cầu kỳ, có đa dạng các kiểu khay trà cho người mua lựa chọn.

Kỷ trà được thiết kế gần giống với một chiếc bàn có 4 chân, hình dáng nhỏ. Kỷ trà thường dùng để đặt bộ ấm chén, khay đựng. Kỷ trà có thể đặt trên sập để mọi người có thể ngồi quanh và thưởng trà.

Hỏa lò hay còn có tên gọi là ấm đun nước. Thời xưa, hỏa lò được làm bằng đất hoặc đồng. Hỏa lò được dùng để đun nước pha trà nên có dung tích vừa, không quá lớn.

Tham khảo 499+ Mẫu Ấm Trà Bát Tràng – Trà Cụ Thuần Việt

1.2. Trà cụ cơ bản của Nhật Bản

dụng cụ pha trà nhật bản

Trà đạo là một văn hóa lâu đời của Nhật Bản. Cho đến ngày nay, người Nhật vẫn rất chú trọng các nghi thức có trong nét văn hóa trà đạo của mình. Trà cụ là những vật dụng không thể thiếu. Đặc trưng về bộ dụng cụ pha trà của Nhật Bản cũng tương đối khác biệt so với các nước có nền văn hóa trà ở Đông Á

Về cơ bản, trà cụ Nhật Bản bao gồm Chawan, Cha-ire, Cha-sen và Cha-shaku.

  • Chawan là bát pha trà và dùng để uống trà
  • Cha-ire là hộp dùng để đựng bột trà
  • Cha-sen là chổi tre khuấy bột trà
  • Cha-shaku là thìa tre dùng để xúc trà

Trong bộ trà cụ Nhật Bản thời xưa, gốm hoa lam Bát Tràng của Việt Nam khá được ưa chuộng. Ngoài ra vào thời nhà chúa Nguyễn, gốm Giao Chi xứ Quảng Nam cũng thường được sử dụng.

2. Dụng cụ trà đạo Nhật Bản đầy đủ

Được biết, trà đạo Nhật Bản có những đặc trưng rất riêng. Ở Nhật, thường dùng Matcha hay còn gọi là Mạt trà, loại trà được nghiền từ lá trà xanh thành dạng bột. Vì vậy để có thể pha trà đạo Nhật Bản thì cần có đầy đủ các dụng cụ pha trà.

2.1. Bát trà

Bát trà Nhật Bản còn có tên gọi khác là Chawan. Chất liệu thường được sử dụng là gốm. Mỗi chiếc bát trà lại gắn với danh tiếng của một trà nhân. Những trà nhân Nhật Bản rất thích sử dụng những chiếc bát trà thô, làm bằng tay, không tròn vẹn. 

Bát trà là trà cụ được yêu thích nhất trong bộ dụng cụ trà đạo. Các dòng gốm nổi tiếng thường được sử dụng để làm bát trà Nhật Bản là: Hagiyaki, Karu, Karatsu, …

Bát trà nhật bản

2.2. Hũ đựng trà

Hũ đựng trà hay hộp đựng trà còn có tên gọi khác là Natsume. Hũ đựng trà thường được làm bằng gỗ sơn mài và trang trí hoa văn. Cũng giống như bát đựng trà, hũ đựng trà cũng được đánh dấu những nét đặc trưng riêng biệt của từng trà nhân.

Trà thường được lọc cẩn thận trước khi cho vào hũ để tránh hiện tượng vón cục.

Hũ dùng để đựng trà của Nhật Bản đẹp

2.3. Chổi đánh trà

Chổi đánh trà hay còn gọi là Chasen, đây là dụng cụ được dùng để đánh bông trà, giúp bột trà được hòa quyện vào nước pha.

Chổi đánh trà được làm từ một khúc tre và được làm rất kỳ công. Thông thường chúng được làm bằng tre tươi hoặc khô. Đầu của chổi thường mịn hoặc thô. Đây là một dụng cụ rất quan trọng trong bộ dụng cụ pha trà Nhật Bản. Tùy vào từng loại trà hoặc trường phái trà mà lựa chọn các chổi đánh trà có thiết kế khác nhau.

Chổi đánh trà Nhật Bản

2.4. Thìa xúc

Thìa xúc còn được gọi là Chashaku. Thìa xúc được làm từ ngà voi hoặc tre và được chế tác rất cẩn thận. Trên thân của thìa xúc có phần khấc tre. Khi sử dụng thìa xúc, không được phép cầm quá khấc tre.

Trà nhân sẽ dùng thìa xúc để múc trà từ hũ đựng trà và cho vào bát pha trà.

muỗng dùng để xúc trà

2.5. Các trà cụ khác

  • Ấm đun nước

Ấm đun nước còn được gọi là Kama. Ở Nhật, ấm dùng để đun nước khi pha trà thường làm từ đồng hoặc gang. Các loại ấm này được làm theo hình thức thủ công, có khả năng chịu nhiệt tốt, làm mềm nước, tăng các khoáng chất trong nước khi đun.

Ngoài ra còn một kiểu ấm đun nước có tên là Tetsubin, dạng ấm này có tay cầm ngang. Thích hợp rót nước trực tiếp vào bát trà.

  • Muỗng lấy nước

Muỗng lấy nước có tên gọi là Hishaku, muỗng được làm bằng tre hoặc trúc. Muỗng được dùng để múc nước pha trà từ ấm đun nước.

  • Khăn lau

Có nhiều loại khăn dùng trong trà đạo Nhật Bản. Thậm chí có từng loại khăn dựa theo công dụng riêng.

  • Khăn chakin thường được làm bằng vải mùng trắng, được dùng để lau bát trà. Khăn phải được làm sạch và có độ ẩm nhưng không được quá ướt.
  • Khăn kobusaka lại được dùng để kê bát trà khi đưa cho khách, tránh tay bị bỏng.
  • Khăn fukusa lại được dùng để lau các lọ đựng muỗng múc trà. 

Dụng cụ để pha trà đạo Nhật Bản

Trên đây là tổng hợp bộ dụng cụ trà đạo Nhật Bản đầy đủ nhất. Tuy nhiên, mỗi hình thức trà đạo khác nhau sẽ có thêm những trà cụ khác. Trà cụ thường có lịch sử gắn liền với nghệ thuật trà đạo, tùy vào nhu cầu và sở thích mà trà nhân có thể lựa chọn mua dùng.

Các bạn có thể tham khảo và mua các loại trà cụ tại website nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/*code thanh liên hệ mobi */