CÁCH THƯỞNG THỨC TRÀ ĐẠO ĐÚNG CHUẨN

cách thưởng thức trà đạo đúng chuẩn

Thưởng trà là một phần của nghệ thuật trà đạo. Trà đạo Việt Nam có những nét đặc trưng khác biệt so với các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc. Với sự đơn giản, mộc mạc nhưng không thiếu phần tinh tế. Cách thưởng thức trà đạo của Việt Nam mang tới sự gần gũi, gắn kết mọi người.

Bạn chưa có ấm pha trà thì tham khảo ngay 499+ Mẫu ấm chén uống trà thuần việt – Chuẩn Bát Tràng nhé!

1. Thời không thưởng thức trà đạo Việt Nam

Thời không thưởng trà hay còn được hiểu là thời gian thưởng trà và không gian thưởng trà. Đây là hai yếu tố quan trọng nhất trong cách thức thưởng trà đạo Việt Nam.

1.1. Thời gian thưởng trà

Thời gian thưởng trà là một điểm cần lưu ý khi thưởng trà. Bởi thưởng trà có thể coi là một phương pháp giúp thư giãn tinh thần, dưỡng tâm, dưỡng trí. Bên cạnh đó, vừa thưởng trà vừa đàm đạo còn giúp gắn kết mọi người, thể hiện sự hiếu khách khi có bạn đến chơi.

Trong văn hóa trà đạo Việt Nam, thời gian thưởng trà nên là những lúc có thời gian rảnh, không vướng bận những công việc khác. Vì như vậy mới, người thưởng trà mới có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị của trà.

Cách thưởng trà đạo Việt Nam

Ngoài ra, thời gian thưởng trà cũng được lưu tâm vì nó có ảnh hưởng đến sức khỏe. Điển hình là nguyên tắc “Không uống trà khi đói”. Trong trà có chứa caffeine, bởi vậy khi uống sẽ gây ra các phản ứng như nôn nao, chóng mặt, căng thẳng, …

Thông thường, nên uống trà sau bữa ăn, uống vào buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe. Bởi trà sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tiêu thụ thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên uống trà vào thời gian trước khi đi ngủ. Vì uống trà có thể gây mất ngủ.

Cách bạn có thể tìm hiểu về trà đạo Việt Nam tại đây.

1.2. Không gian thưởng trà

Không gian thưởng thức trà đạo

Ở Việt Nam, trà gắn với sự mộc mạc và giản dị. Không gian thưởng trà cũng vậy. Với người Việt, không gian thưởng trà có thể là nơi sân vườn yên tĩnh, phòng khách lịch sự hay cánh đồng xanh hiu gió. Tuy đa dạng nhưng vẫn không thiếu đi sự gần gũi và gắn kết giữa những người thưởng trà.

Đối với không gian thưởng trà trong nhà, còn được gọi là không gian tĩnh. Thường được bày trí sao cho thể hiện được sự đơn giản, ấm áp. chan hòa. Có thể sử dụng thêm các bức tranh cổ ngữ hoặc phong cảnh xưa. Màu sắc các vật trang trí nhẹ nhàng, không quá lòe loẹt. 

Không gian thưởng trà

Bộ bàn ghế thưởng trà là một yếu tố trọng điểm trong không gian thưởng trà. Từ thời xa xưa, bàn ghế dùng để ngồi thưởng trà có thể được làm từ gỗ hoặc tre. Dần dần khi xã hội phát triển, bàn ghế thưởng trà có thể được làm bằng các khối đá điêu khắc hoặc ghế sofa.

Với không gian sân vườn hay không gian mở. Có thể trang trí thêm những chậu cây hay giỏ hoa.

Tuy nhiên, với nét mộc mạc và giản dị của người Việt. Không gian thưởng trà còn là những cánh đồng hay trước cửa nhà mà không cần bất cứ sự bày trí nào.

Không gian thưởng thức trà đạo

2. Cách thưởng thức trà đạo Việt Nam

Việc pha được một ấm trà ngon đúng chuẩn rất quan trọng nhưng biết được cách thưởng thức trà lại càng quan trọng hơn. Bởi thưởng trà bao gồm mọi cảm nhận từ tinh thần đến cơ thể, khung cảnh, giai đoạn từ khi chuẩn bị trà đến tận lúc uống trà.

2.1. Cách pha trà đạo thông thường

Ở Việt Nam, các yếu tố quan trọng trong pha trà đạo được thể hiện thông qua câu nói: “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”

Nhất thủy

Để pha trà, bước đầu tiên cần làm là chuẩn bị nước pha. Nước pha trà thường là nước tinh khiết, không nên dùng nước máy hoặc nước khoáng. Kỳ công hơn thì lấy nước sương đọng trên những lá sen, đây được coi là loại nước pha trà ngon nhất.

Nước sau khi lấy, cần được đun sôi. Có thể sử dụng ấm đất hoặc các loại ấm đun thông dụng khác. Với mỗi loại trà khác nhau thì cần nhiệt độ nước khác nhau. Người pha trà cần phải để tâm đến vấn đề này.

Cách pha trà Việt

Nhì trà

Ngày nay có rất nhiều loại trà được sử dụng, từ trà tươi, trà nụ cho đến trà khô. Loại trà ngon và cho hương vị thơm, chuẩn vị thường là trà tươi và trà nụ. 

Trà khô có nhiều loại, từ bạch trà, lục trà, hồng trà, trà đen, … tùy thuộc vào cách chế biến của từng loại trà mà ra nhiều hương vị khác nhau.

Hương vị của trà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như đất trồng, khí hậu, cách chăm bón, …

Các loại trà trong trà đạo

Tam bôi và Tứ bình

Có nhiều dụng cụ trong trà đạo được sử dụng để pha trà. Quan trọng nhất vẫn là ấm trà và chén trà. 

Theo văn hóa người Việt, loại chén thường được dùng là chén mắt trâu và chén hột mít. Đây là loại chén có kích thước nhỏ, phù hợp dùng để thưởng trà. 

Ấm trà có nhiều kiểu dáng và chất liệu đa dạng. Từ ấm gốm, ấm sứ, ấm đất, ấm thủy tinh,… Người pha có thể tùy ý lựa chọn loại ấm trà sao cho phù hợp với loại trà, phong cách và thẩm mỹ. Việc chọn ấm trà rất quan trọng, vì mỗi loại ấm khác nhau có thể pha ra một hương vị trà khác nhau. 

cách pha trà đúng chuẩn

Thông thường, khi pha trà cần phải tráng ấm và chén trước khi pha bằng nước sôi. Việc này giúp làm sạch ấm trà cũng như tạo nhiệt giúp pha trà ngon hơn.

Tiếp theo, cho một lượng thích hợp trà vào trong ấm, đổ nước nóng ngập mặt trà rồi đổ đi. Đây là bước tráng trà, giúp loại bỏ những bụi bẩn còn sót lại.

Sau khi tráng trà, đổ tiếp nước mới vào ấm rồi đậy nắp lại. Có thể dội một chút nước nóng lên nắp ấm trà để tạo nhiệt. Ủ trà khoảng 1 phút (tùy vào từng loại trà mà thời gian ủ khác nhau) rồi rót trà ra chén.

Cách châm trà đạo việt nam

Các bạn có thể tham khảo top 5 ấm trà phổ biến tại Bát Tràng 

Ngũ quần anh

Quần anh hay còn được hiểu là những đối tượng cùng thưởng trà. Đối với người Việt, bạn thưởng trà có thể là khách, là đối tác, là tri kỷ,… 

Ngũ quần anh trong thưởng trà

Khi rót trà, để trà được đều hơn thì nên sử dụng chén tống. Rót trà ra chén tống rồi từ chén tống lại rót vào các chén quân. 

Khi mời trà, cần mời những người lớn tuổi trước. Để có thể cảm nhận được toàn bộ hương vị của trà thì người thưởng trà cần cảm nhận bằng cả thị giác, khứu giác, vị giác, khứu giác và xúc giác.

2.2. Cách thưởng thức trà đạo Việt Nam

Sau khi pha được một ấm trà ngon, mọi người sẽ quây quần cùng ngồi thưởng trà. Một vài hình thức và cách thưởng trà mà các bạn có thể tham khảo dưới đây.

2.2.1. Các hình thức thưởng trà

Ở Việt Nam thông thường có 3 hình thức thưởng trà chính là: độc ẩm, đối ẩm và quần ẩm.

Độc ẩm

Đây là hình thức thưởng trà một mình. Người thưởng trà vừa uống trà vừa tự suy ngẫm. Đây là một hình thức thưởng trà được nhiều người yêu thích. Người thưởng trà có không gian để tĩnh lại, để suy nghĩ về những vấn đề trong cuộc sống. 

bộ ấm trà dành cho độc ẩm

Có riêng bộ ấm trà thích hợp với sở thích độc ẩm.

Đối âm

Thưởng trà đối ẩm

Đối ẩm hay còn gọi là song ẩm, hình thức thưởng trà gồm hai người. Hai người cùng thưởng trà và đàm đạo với nhau. Các chủ đề được đàm đạo trong buổi thưởng trà có thể là về trà, về công việc, về cuộc sống. 

Nhiều bộ ấm trà được sản xuất dành riêng cho đối ẩm. Thông thường bộ trà sẽ gồm một ấm trà và hai chén.

Quần ẩm

Thưởng trà quần ẩm

Quần ẩm là hình thức thưởng trà có từ 3 người trở lên. Hình thức quần ẩm khá phổ biến vào các dịp lễ tết, khi mọi người trong nhà có mặt đầy đủ. Mọi người cùng ngồi thưởng thức trà, vừa trò chuyện thân mật. Quần ẩm cũng phổ biến vào những ngày bình thường, khi gia đình có khách khứa hay bạn bè ghé chơi.

Có vô số bộ ấm trà phục vụ cho nhu cầu quần ấm, các bộ ấm trà được dùng thường có từ 4 chén trở lên.

2.2.2. Cách thưởng trà

Có nhiều lưu ý trong cách thưởng trà, sao cho các động tác được đúng nhất. Từ việc dùng tay cầm chén cho đến cách rót trà, mời trà.

Cách cầm chén

Từ xưa, cách cầm chén đúng được gọi là “tam long giá ngọc”. Người thưởng trà sử dụng ba ngón tay là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa để cầm chén. Trong đó, ngón trỏ và ngón cái được dùng nâng miệng chén, ngón giữa dùng để đỡ đáy.

Cách chầm chén trà đúng

Mời trà

Mời trà là hành động thể hiện sự cung kính đối với người được mời. Mời trà cần sử dụng cả hai bàn tay. Với các loại chén không có quai, người mời trà cần sử dụng hai tay đỡ chén trà để mời khách. Với các loại chén có quai, có thể dùng một tay đỡ chén, một tay cầm quai chén.

 

để có thể thưởng trà, người thưởng trà cần biết cách dâng trà

Cách thưởng thức

Người thưởng trà từ từ đưa chén trà lên mũi để mùi hương của trà có thể lan tỏa trong khứu giác. Sau đó nhấp từng ngụm trà nhỏ một cách từ từ. Cảm nhận vị của trà thông qua đầu lưỡi, rồi dần dần lan tỏa khắp khoang miệng và cuống họng.

cách thưởng thức trà đạo

Cách rót trà cho các lần tiếp theo

Qua tuần trà đầu, người pha trà tiếp tục châm trà. Người pha rót một lượng nước nóng ít hơn và ủ từ 30-45 giây. Cách này giúp trà không bị nhạt vị. Chỉ nên pha tối đa 3 tuần trà để giữ được hương vị ngon nhất của trà.

ấm trà đạo nổi tiếng tại Bát tràng

Mỗi quốc gia lại có các quy tắc riêng trong cách thưởng trà. Nhìn chung, cách thưởng thức trà đạo của Việt Nam không quá cầu kỳ nhưng vẫn mang đầy đủ những nét đặc trưng riêng biệt và để lại nhiều dấu ấn trong lòng mỗi người. 

Hãy ghé qua web Tinhhoabattrang.vn và thưởng thức nhiều hơn những bộ ấm trà truyền thống, đậm nét dân tộc Việt Nam nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/*code thanh liên hệ mobi */