Bàn thờ Thần tài gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ hợp lý để cả năm mưa thuận gió hòa

Bên cạnh bàn thờ gia tiên thì bàn thờ Thần tài – Ông Địa cũng là bàn thờ quan trọng và thường được bài trí trong mỗi gia đình Việt, nhất là những gia đình kinh doanh buôn bán. Với ý nghĩa mang lại những may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của gia chủ, bàn thờ Thần tài – Ông Địa luôn được coi trọng và có những quy định bài trí rõ ràng.

1. Thần tài – Ông Địa là ai? Tại sao lại thờ cúng Thần tài – Ông Địa?

Theo các chuyên gia nghiên cứu văn hóa, Thần Tài được thờ rất phổ biến ở nước ta. Không chỉ là là tín ngưỡng, Thần tài được coi như gia thần, ăn đời ở kiếp với người dân Việt Nam.

Thần Tài là thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên trời. Người Việt thờ Thần tài với mong muốn mang đến tài lộc, sung túc, giàu có, thịnh vượng cho gia đình. Thần tài được thờ chung với Ông Địa đặt ở dưới đất trong nhà nhìn ra cửa chính.

Văn hóa thờ cúng Thần tài là bắt đầu từ tín ngưỡng Thần tài. Người dân tin rằng việc tôn thờ, tin tưởng vào Thần tài sẽ mang lại tiền bạc, lợi lộc, sự giàu có. Đây là điều mà con người lúc nào cũng cần, để cầu được điều đó nên người ta thờ cúng ông Thần tài.

Bàn thờ Thần tài gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ hợp lý để cả năm mưa thuận gió hòa
Phong tục thờ cúng Thần tài – Thổ địa đã trở thành tín ngưỡng và trở nên phổ biến ở nước ta

Tuy chỉ là 2 tượng thần nhưng mỗi vị lại là đại diện cho 5 người. Thần tài có Hắc Thần tài, Thanh Thần Tài, Xích Thần Tài, Hoàng Thần Tài, Bạch Thần Tài. Ông Địa có Bắc phương Hắc Đế, Nam phương Xích Đế, Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Trung ương Huỳnh Đế. Về hình dáng bên ngoài, tượng Thần tài là ông lão ngồi trên ngai vàng, tóc trắng râu dài, người mặc áo gấm thắt đai ngọc, một tay cầm gậy, một tay cầm những thỏi vàng. Tượng Ông Địa là ông lão bụng phệ, một tay cầm quạt, một tay cầm vàng.

Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết mà cúng quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì người ta tin rằng chỉ khi nào lo cho các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như nước”. Vào ngày Tết, vai trò của Thần tài càng được xem trọng hơn với cầu mong Thần sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho cả một năm tới.

2. Bàn thờ Thần tài – Ông Địa gồm những gì?

Thông thường, trên bàn thờ Thần tài – Ông Địa sẽ bao gồm những vật phẩm sau:

2.1. Bài vị thần tài

Thường được thể hiện bằng chữ viết “Chiêu tài tiến bảo” hoặc hai bên thành của bàn thờ có viết câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” (Thổ hay sinh ngọc trắng – Đất cũng cho vàng ròng). Bài vị được đặt ở trong cùng của bàn thờ, phía trước bài vị còn có một trăm thoi vàng giấy.

2.2. Tượng Thần Tài, Ông Địa bằng sứ

Mọi người thường thờ Thần Tài và Ông Địa cùng nhau vì một người mang đến may mắn, tài lộc, một người cai quản đất đai, mang lại sự bình an.

Tượng Thần tài sẽ được đặt bên trái bàn thờ theo hướng từ ngoài nhìn vào, còn Ông Địa sẽ được đặt bên phải.

Bàn thờ Thần tài gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ hợp lý để cả năm mưa thuận gió hòa
Bài vị Thần tài xếp ở vị trí trong cùng, sau đó đến tượng Thần tài – Ông Địa bằng gốm sứ

2.3. Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy

Ở giữa Thần Tài – Ông Địa người ta thường để một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Gạo, muối, nước là 3 thực phẩm thiết yếu của con người, đặt lên bàn thờ để cầu ấm no, hạnh phúc cho gia đình. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.

2.4. Bát hương

Giữa bàn thờ là một bát hương, khi bốc bát hương phải theo một số thủ tục nhất định:

+ Đầu tiên, khi mua bát hương về, gia chủ phải dùng rượu gừng tẩy uế trước khi thờ cúng. Mỗi bát hương đều nên có cốt là gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt. Nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau hay chọc vào gói Thất bảo sẽ khiến bàn thờ không có linh khí, mất tài lộc.

Bàn thờ Thần tài gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ hợp lý để cả năm mưa thuận gió hòa
Bát hương là vật phẩm quan trọng trên bàn thờ Thần tài

+ Để tránh động bát hương khi lau chùi bàn thờ, bạn nên dùng keo gắn chặt bát hương xuống bàn thờ.

+ Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát hương gọi là bị động bát hương, mọi chuyện trở nên không tốt cho việc làm ăn của gia chủ.

+ Khi  thắp hương phải kiêng số chẵn, 3 nén hương là thờ Thiên, Địa, Nhân, 5 nén là thờ 5 đức tính của con người là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Tư duy của con người là thích số lẻ, số lẻ là số của sự sinh sôi.

2.5. Lọ hoa tươi

Theo nguyên lý “Đông Bình – Tây Quả”, lọ hoa đặt bên phải, đĩa trái cây đặt bên tay trái. Gia chủ nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền để trên bàn thờ, tuyệt đối tránh để hoa giả, hoa khô héo.

2.6. Đĩa trái cây

Nếu lọ hoa đặt bên phải thì đĩa trái cây đặt bên trái bàn thờ. Đĩa trái cây nên sắp ngũ quả đặt trên mâm bồng (nếu không có thì sử dụng đĩa bình thường). Bạn có thể thắp hương hoa quả, trái cây hàng ngày hoặc vào các ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng.

2.7. Khay xếp 5 chén nước

Thông thường, bạn sẽ thấy khay 5 chén nước được xếp thành hình chữ nhất. Nhưng để tốt hơn trong việc thờ Thần Tài, Ông Địa thì bạn nên bỏ khay và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng trưng cho 5 phương, cho ngũ hành phát triển.

Bàn thờ Thần tài gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ hợp lý để cả năm mưa thuận gió hòa
Các vật dụng cần thiết trên bàn thờ Thần tài – Ông Địa

2.8. Ông Cóc

Khi bày trí bàn thờ Thần tài – Ông Địa, bạn nên có thêm Ông Cóc hay còn gọi là Thiềm Thừ với ý nghĩa giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Ông Cóc được đặt phía bên trái khi nhìn từ ngoài vào, đặt tránh đối diện với cửa ra vào mà nên đặt chéo, chếch đi.

Khi đặt ông Cóc lên bàn thờ, buổi sáng khi thắp hương gia chủ phải quay ông Cóc ra ngoài để đón lộc. Đến tối, sau khi kết thúc công việc phải quay ông Cóc vào nhà để giữ lộc, tránh thất thoát tiền của.

2.9. Tượng Phật Di Lặc

Bên trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt thêm tượng Phật Di Lặc. Di Lặc Phật Vương sẽ quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.

Bên cạnh các vật phẩm chính như trên, khi bày trí bàn thờ Thần tài – Ông Địa bạn cũng có thể trang trí thêm một tô sứ đẹp, đổ đầy nước và ngắt những bông hoa tươi trải trên mặt nước, xếp ở vị trí ngoài cùng trên mặt đất. Theo phong thủy gọi là “Minh Đường Tụ Thủy” – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi.

Bàn thờ Thần tài gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ hợp lý để cả năm mưa thuận gió hòa
Tùy điều kiện của gia chủ, có thể sắp xếp thêm một số vật phẩm khác trên bàn thờ Thần tài – Ông Địa

Ngoài ra, tỏi cũng thường được bày trí trên bàn thờ Thần tài – Ông Địa. Tỏi là vật mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, do đó, người ta thường bày một đĩa gồm 5 củ tỏi trên bàn thờ thần tài để tránh ma quỷ làm phiền các vị thần, giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ ”các đạo chích vong binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu giống người dương mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải

Bên cạnh đó cũng có thể đặt thêm nậm rượu, ống hương và bát sâm. Ống hương và bát hương đặt ở bên trái (phía có tượng thần tài), nậm rượu đặt ở bên phải (phía có tượng Ông Địa).

Như vậy, mặc dù bàn thờ thần tài tương đối nhỏ nhưng lại có không ít các đồ vật cần được bài trí trên đó để mang lại những điều may mắn.

3. Những lưu ý khi bài trí bàn thờ Thần tài – Ông Địa

Khi sắp xếp và bài trí bàn thờ Thần tài – Ông Địa, cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

+ Tuy bàn thờ để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin.

+ Khi cúng Thần Tài – Ông Địa , người ta thường cúng nhiều thứ, nhưng có lẽ các vị này thích nhất là đồ ngọt, thịt quay, bánh hỏi, chuối, bưởi….

Bàn thờ Thần tài gồm những gì? Cách bài trí bàn thờ hợp lý để cả năm mưa thuận gió hòa
Khi thờ cúng bàn thờ Thần tài cần lưu ý một số vấn đề nhất định

+ Cách thắp nhang : Khi mới lập bàn thờ, ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Tuyệt đối không vì sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ khí rất tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.

+ Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến làm ăn khó khăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/*code thanh liên hệ mobi */